Tái định nghĩa nhà thông minh cho căn nhà Việt

Tái định nghĩa nhà thông minh cho căn nhà Việt

Một thập kỷ trước bạn trầm trồ trước ngôi nhà thông minh, hiện đại của những tỉ phú trong giới công nghệ trên thế giới. Thì nay, ngay tại Việt Nam bạn đã có thể sử hữu một ngôi nhà thông minh không kém các tỉ phú là chuyện quá đỗi bình thường. Theo thống kê của Statista, Việt Nam trong vòng 4 năm nữa (từ 2018 đến 2022), số căn hộ, công trình sử dụng nhà thông minh sẽ lên đến 700,000 căn tương đương với 319 triệu USD.

Hiện tại, Mỹ đang là quốc gia đứng đầu về việc sử dụng smart home với doanh số lên đến 18 tỷ USD (tính đến hết tháng 4/2018), Việt Nam đứng thứ 45, theo bảng khảo sát của Statista thống kê những quốc gia có tiềm năng phát triển nhà thông minh nhất thế giới.

Vì sự phát triển nóng và nhanh như vậy, nên việc đưa ra định nghĩa và hiểu về nhà thông minh của nhiều hãng lẫn người tiêu dùng vẫn chỉ dừng lại ở thông tin chung chung như điều khiển nhà qua các thiết bị thông minh như: điện thoại, máy tính, tablet… với những tính năng cơ bản của các thiết bị trong ngôi nhà: tự động bật đèn khi có người qua lại và nhạc tự bật khi gia chủ mở cửa về nhà…

Tuy nhiên, từ cuối 2017 thực tế nhà thông minh đã thay đổi rất nhiều, Lumi sẽ tái định nghĩa nhà thông minh ở góc độ sát với thực tế và nhu cầu người tiêu dùng, song song với sự phát triển từ công nghệ cho đến tính năng của nhà thông minh từ 2018 tới những năm sau. Vậy thực chất nhà thông minh là gì và nó như thế nào?

1.     Thiết kế phải đẹp kiểu dáng, bền chất liệu

Theo đánh giá tổng quan của các nhà thiết kế tên tuổi hiện nay, xu hướng phát triển nội thất ở Việt Nam sẽ bám sát với nhu cầu khách hàng và hướng đến cái đẹp hoàn mỹ, tinh tế trong từng chi tiết và hiện đại, mong muốn chất lượng và tiện ích. Xu hướng thiết kế theo phong cách châu Âu (Bắc Âu) và nhà thông minh đóng vai trò chủ đạo từ 2017 tới nay.

Nhu cầu người tiêu dùng nhà thông minh xuất phát từ thiết kế ngôi nhà của họ, trong khi đó chủ yếu là sự kết hợp vẻ đẹp hiện đại và truyền thống trong từng thiết kế, thì các thiết bị của smart home cũng phải “ăn theo” và đáp ứng được tiêu chí Đẹp.

Hầu hết các hãng nhà thông minh hiện nay tại Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chí này, duy nhất chỉ có thiết kế của nhà thông minh Lumi là được khách hàng đánh giá đẹp theo phong cách châu Âu, tinh tế và hiện đại, phù hợp với tất cả các thiết kế của ngôi nhà: hiện đại hay cổ điển, bán cổ điển… Sự yêu thích của khách hàng tập trung vào các công tắc 2 màu đen, trắng cảm ứng thông minh của Lumi có viền nhôm nguyên khối mạ vàng 14k sang trọng và viền nhôm trẻ trung tinh tế. Mặt kính cường lực chống xước, chắc chắn và sử dụng bền lâu, 2 vòng tròn phối màu xanh hoặc da cam khi tắt, bật, cực kỳ sắc nét về đêm. Linh kiện nhập từ Châu Âu, Mỹ hoặc Nhật Bản…

Thậm chí, hiện nay phong cách thiết kế của sản phẩm Lumi đã trở thành xu thế khi một số hãng nhà thông minh mới ra mắt thị trường đã thiết kế rất giống với hãng.

Bởi vậy, khi tìm hiểu về nhà thông minh thì tiêu chí về thiết kế và chất lượng của sản phẩm lại cực kỳ quan trọng, bởi nó góp phần tô điểm cho ngôi nhà của bạn sang hơn, đẹp hơn một ngôi nhà thông thường.

2.     Lắp đặt nhanh chóng ko ảnh hưởng đến hạ tầng ngôi nhà

Một vài năm về trước, nhà thông minh vẫn phải sử dụng dây để kết nối, gây ra các vấn đề phức tạp cho hạ tầng đã có sẵn. Tức là nếu người tiêu dùng muốn lắp đặt nhà thông minh, kỹ thuật sẽ phải đi lại dây chuyên dụng của hệ thống nhà thông minh đó, đi thêm dây tín hiệu phục vụ cho hệ thống nên sẽ phải can thiệp vào hạ tầng điện công trình, khiến chủ nhà cần phải đục đẽo nhà, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và rất tốn kém. Thậm chí, đến bây giờ có hãng nhà thông minh tuyên bố hàng cao cấp nhưng vẫn phải đi dây và làm ảnh hưởng đến hạ tầng ngôi nhà. Như vậy có thể nói chưa thực sự thông minh.

Với Lumi, các thiết bị kết nối với nhau qua sóng Zigbee (công nghệ Mỹ) bởi vậy nhà thông minh Lumi không cần phải sử dụng dây, đế âm tương thích, có công tắc phù hợp với hệ thống 1 dây và 2 dây dễ thi công, lắp đặt, không can thiệp vào hệ thống hạ tầng điện có sẵn của công trình.

Việc thi công lắp đặt hết sức dễ dàng và chỉ mất 1 ngày đã hoàn thiện toàn bộ ngôi nhà. Đặc biệt, khi lắp đặt nhà thông minh Lumi, khách hàng không phải đục đẽo ngôi nhà, chỉ cần sử dụng trên hạ tầng điện có sẵn.

3.     Các giải pháp kết nối đa dạng, nhiều tiện ích

Xu thế chung của nhà thông minh trên thế giới hiện nay không phải là hạ tầng IOT độc lập nữa mà là hạ tầng cho phép kết nối đa dạng các thiết bị khác nhau. Nhìn chung đây là 1 lựa chọn tất yếu của người tiêu dùng. Thực tế cũng chứng minh, các thiết bị nào có khả năng tích hợp với các thiết bị khác sẽ chiếm ưu thế hơn các thiết bị độc lập vì tính tiện dụng và đa dạng hóa chức năng.
Ví dụ: hệ thống nhà thông minh Lumi cho phép bạn tích hợp sản phẩm Alexa Echo Dot của Amazon để điều khiển bằng giọng nói tiếng Anh. Nhưng đến nay, bạn cũng có thể lựa chọn giải pháp điều khiển ngôi nhà của mình bằng giọng nói tiếng Việt với sản phẩm mới MILO vừa ra mắt tháng 6/2018 của Lumi.

Tại Việt Nam hiện tại có hạ tầng IOT của Lumi là tối ưu nhất, bởi nó cho phép tích hợp đa dạng các thiết bị giải pháp thuộc các giải pháp nhà thông minh khác nhau vào ngôi nhà của bạn.

4.     Nhà thông minh luôn ĐƯỢC LÀM MỚI

Ngành IoT đang phát triển mạnh mẽ và các hãng công nghệ lớn của thế giới luôn cho ra những giải pháp mới nhất phục vụ nhu cầu con người. Mỗi năm các hãng công nghệ lớn như Google, Apple, Amazone, Samsung… đều cho ra sản phẩm mới khiến công chúng phải mong chờ xem nó như thế nào, có các tính năng gì mới và thiết kế ra sao.

Tại Việt Nam, các hãng nhà thông minh cũng cập nhật xu thế chung của thế giới. Năm 2018 ghi dấu mốc Lumi Smart Home cho ra sản phẩm MILO điều khiển ngôi nhà bằng giọng nói hợp tác với Z-Wave India đem đến triển lãm CES 2018 (trước khi Apple và Samsung ra mắt sản phẩm mới cùng loại). Đến tháng 6/2018, Lumi phát triển MILO tiếng Việt tại Việt Nam và đã tung ra thị trường được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt.

Với người tiêu dùng đã lắp đặt nhà thông minh thì một ngôi nhà sẽ được “update” hàng năm là chuyện rất bình thường, luôn mới, luôn theo xu thế và cực kỳ công nghệ là điều không cần phải mơ ước nữa rồi.

5.     Giải pháp thông minh đa dạng cho nhiều đối tượng trong gia đình
Xét về nhu cầu nhà thông minh hiện nay, người tiêu dùng yêu cầu cao hơn và cần có nhiều tính ứng dụng thực tiễn. Hơn nữa cần phải đáp ứng cho mọi đối tượng trong gia đình, điều này đòi hỏi các hãng nhà thông minh cần phải đưa ra được các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực tế. Tại Việt Nam không nhiều hãng có thể đáp ứng được từng sở thích cho mọi đối tượng như Lumi Việt Nam.

Giải pháp điều khiển bằng giọng nói tiếng Việt, giải pháp ánh sáng thông minh mà trong đó có cảm biến chuyển động, rèm thông minh… giúp cho trẻ em, người cao tuổi hay ngay cả người khuyết tật cũng rất dễ dàng điều khiển mọi thiết bị trong gia đình không cần phải di chuyển và tiếp xúc với thiết bị điện.

Cho từng không gian sống không chỉ tiện nghi, sống động với giải pháp LED 16 triệu màu, âm thanh đa vùng, an ninh cảnh báo chống trộm giúp cho gia chủ thêm an tâm.

6.     Phù hợp với mọi loại nhà
Khi xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 đang dần trở nên phổ biến, mô hình nhà thông minh sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các gia đình, nhất là gia đình trẻ, phù hợp với các thành phố hiện đại, đô thị lớn.

Nhà thông minh không chỉ có trong các căn biệt thự rộng rãi và đắt tiền, mà nay với ưu điểm không dây và tích hợp trên mọi hạ tầng của ngôi nhà, không phải sửa chữa, đục đẽo nhà khi lắp đặt, nhà thông minh Lumi còn được thiết kế để phù hợp với mọi loại nhà phố, chung cư, liền kề… đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline: 0986.475.330

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0986.475.330