10 Việc cần chuẩn bị TRƯỚC và TRONG khi xây nhà để có được căn nhà như ý!

Với tình trạng đất đô thị ngày càng hạn hẹp, đất chật người đông để sở hữu 1 mảnh đất và xây dựng nhà theo ý muốn là việc hệ trọng của cả đời người. Nhiều chủ đầu tư xây dựng không phải chỉ để cho mình, mà còn là tài sản để lại cho con cháu, cho thế hệ sau. Cao Phong smarthome xin đề cập 10 việc cần chuẩn bị trước và trong khi xây nhà để có bạn được căn nhà như ý

1. Lựa chọn mảnh đất để xây dựng

Đối với những mảnh đất của ông cha đất tổ để lại cho con cháu thì có vẻ yếu tố này không mấy quan trọng. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư có ý định mua một mảnh đất mới để xây nhà, thì việc chọn đất làm nhà như thế nào thực sự cũng rất quan trọng!

Tiêu chí lựa chọn đất xây dựng:

  • Vị trí thuận lợi: Gần các công trình công cộng: Bệnh viện, trường học, cơ quan làm việc..
  • Hướng mặt tiền: Nhà hướng Nam: Là hướng thuận lợi nhất để xây nhà. Buổi sáng tránh được ánh nắng chói chang (phía Đông). Buổi chiều không bị nắng chiếu gay gắt (phía Tây).
  • Thế đất phải bằng phẳng, nền đất phải kiên cố. Nền đất cát được coi là nền đất tốt vì nó tương đối kiên cố, xây nhà không sợ nguy cơ sụt lún.
  • Diện tích đủ theo nhu cầu xây dựng: Không quá to, tránh lãng phí, không tận dụng hết công năng của đất và phải phù hợp với tài chính của gia đình.

2.Xác định mức độ đầu tư tài chính.

Tài chính là việc cần chuẩn bị trước và trong khi xây nhà bởi nó quyết định đến quy mô và chất lượng xây dựng, cần lập kế hoạch chi tiết các khoản chi phí để có cách quản lý tốt nhất tránh phát sinh chi phí. 

Một cách giúp hoạch định chi phí hiệu quả là sự thống giữa chủ đầu tư và kiến trúc sư, chủ đầu tư cần phải bàn bạc với kiến trúc sư về giới hạn chi phí mà mình sử dụng trong thiết kế và xây dựng để đảm bảo bản thiết kế sẽ phù hợp với chủ đầu tư.

Vật tư là chi phí quan trọng nhất trong khi xây nhà

Hãy thêm 10%  trong tổng số để dự trù kinh phí (Phòng khi chủ đầu tư muốn thay đổi thiết kế ban đầu và  thay đổi sang vật tư tốt hơn).

3.Bàn bạc với các thành viên gia đình.

Bàn bạc với các thành viên gia đình về những vấn đề cần thiết số lượng tầng, số lượng phòng, đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cho tất cả thành viên kể cả trong tương lai. Người thân từ nước ngoài về, họ hàng lên chơi, đón thêm thành viên mới…

Bàn bạc trước với các thành viên trong gia đình để hạn chế mâu thuẫn xảy ra

Sự thống nhất của các thành viên trong gia đình sẽ làm cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi ít xảy ra mâu thuẫn. Việc này sẽ giúp bao quát các nhu cầu và dung hòa các sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho gia đình.

4. Xác định quy mô xây dựng

Quy mô xây dựng phải đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình.

Dựa vào số liệu thực tế, tiềm lực tài chính, nhu cầu sinh hoạt mà chủ đầu tư có thể xác định quy mô xây dựng như: diện tích đất sử dụng để xây nhà, kiểu kiến trúc mặt tiền.Có làm tầng lửng, ban công, phòng thờ riêng hay không? Bao nhiêu phòng khách, ngủ, nhà vệ sinh.. là phù hợp với nhu cầu của gia đình.

5. Lên phương án thiết kế xây dựng.

Chủ đầu tư làm việc với Kiến Trúc Sư, thảo luận những vấn đề liên quan sau khi đã xác định rõ quy mô xây dựng. Phương án thiết kế xây dựng thường bao gồm những nội dung sau:

  • Phương án kiến trúc.
  • Phương án kết cấu.
  • Công năng sử dụng.
  • Tuổi thọ công trình.
  • Phương án phòng chống cháy nổ.
  • Phương án sử dụng năng lượng, tiết kiệm cho công trình.
  • Giải pháp bảo vệ môi trường.
  • Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng.

6. Xin giấy phép xây dựng và chuẩn bị thủ tục pháp lý.

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Trước khi khởi công xây nhà, chủ nhà phải xin cấp giấy phép xây dựng.

Để xin giấy phép xây dựng bắt buộc phải có bản vẽ xây dựng.

Tuy nhiên, có một số trường hợp xây nhà không cần xin giấy phép như: Xây nhà thuộc dự án phát triển đô thị, đã quy hoạch về kiến trúc, cao độ, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 07 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m 2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt; Xây nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

7. Kí kết hợp đồng xây dựng.

Bản hợp đồng xây dựng sẽ giúp hai bên thỏa hiệp những vấn đề trong quá trình thi công. Hiện nay khi xây nhà, nhiều chủ đầu tư gặp bất trắc trong vấn đề giấy tờ xây dựng hoặc rủi ro trong quá trình thi công. Để hạn chế các rủi ro này đòi hỏi bên thi công và bên chủ đầu tư phải có bản hợp đồng xây dựng. Những điểm đáng lưu ý mà chủ đầu tư cần xem xét và đọc kỹ khi kí hợp đồng.

  • Yêu cầu nhà thầu cung cấp rõ ràng bảng báo giá, dự toán chi tiết, liệt kê vật tư chi tiết. Đa phần các nhà thầu làm việc không rõ ràng sẽ chỉ có danh sách liệt kê vật tư mà không đi vào cụ thể như: Tên vật tư, kích thước, số lượng, nhãn hiệu, nhân công, giá cả
  • Giá trị của hợp đồng có thể tăng giảm tùy vào diện tích phát sinh hay khối lượng thi công phát sinh, đơn giá không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
    Chủ đầu tư cần làm rõ các chi phí phụ trong khi thi công như: chi phí điện nước trong quá trình thi công, chi phí thuê mặt bằng vỉa hè, xin cấp xây dựng, các loại chi phí phát sinh cho công nhân thi công trong quá trình thi công.
  • Cần quan tâm đến thương thảo làm rõ việc chia sẻ những thiệt hại về kinh tế, những rủi ro trong quá trình thi công thực hiện hợp đồng.
  • Chú ý làm rõ với bên thi công về công tác nhân sự trong suốt quá trình thi công như: cán bộ kĩ thuật, công nhân,…
  • Cam kết ràng buộc giữ hai bên chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu thi công.

8. Giám sát thi công.

Giám sát thi công là việc giám sát kiểm soát và đảm bảo chất lượng thi công , cộng với kiểm soát an toàn, tiến độ, vệ sinh và môi trường. Kĩ sư công trình là người trực tiếp giám sát thi công.

Chủ đầu tư nên yêu cầu người giám sát viết nhật ký thi công một cách nghiêm túc, được các bên kiểm định và kí xác nhận sau mỗi ngày (Nhật ký thi công là tài liệu ghi lại các tình hình làm việc, sử dụng vật tư tại công trình theo hàng ngày giúp chủ  đầu tư có thể theo dõi được tiến độ của công trình)

9. Nghiệm thu công trình.

Nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Được hiểu chính xác là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng. Quá trình nghiệm thu được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.

10.Làm thủ tục hoàn công.

Hoàn công hay còn gọi là hoàn công xây dựng, là việc hoàn thành công trình. Đây là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các chủ đầu tư, nhà thầu thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

Đây là điều kiện để cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.Việc hoàn công thông thường được tiến hành bởi chính chủ nhà, chủ đầu tư.

Sau khi công trình xây dựng được hoàn thành, nhà thầu sẽ cung cấp cho chủ đầu tư: Biên bản kiểm tra của thanh tra xây dựng và Bản vẽ điện nước hoàn công để chủ đầu tư có thể tiến hành làm thủ tục hoàn công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0986.475.330